Muốn vậy, người dân ở địa phương đó, quốc gia đó phải có cuộc sống ấm no, hạnh phúc tức là người dân phải có đủ điều kiện, môi trường, phương tiện sản xuất, kinh doanh, việc làm và thu nhập tối thiểu để kiếm kế sinh nhai cũng như cơ hội và khả năng làm giàu… Cán bộ, lãnh đạo, quản lý nhà nước phải nhận thức và tư duy nhất quán theo đuổi mục tiêu dân có giàu thì nước mới mạnh.
Suy cho cùng, mọi thành quả hoặc hệ lụy của một tổ chức, một doanh nghiệp, một địa phương hay một quốc gia đều chịu sự điều chỉnh và ảnh hưởng bởi thể chế, nói cách khác đó là hệ tư tưởng, là tư duy chiến lược và chính sách lãnh đạo, quản trị... Cho dù ở góc độ vĩ mô, vi mô hay trong phạm vi quản trị nào đó thì tư duy và tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo, quản lý nhà nước luôn là một trong những nhân tố quyết định hàng đầu.
Đổi mới để tiến bộ hơn, phải nghĩ khác, làm khác, không thể với tư duy cũ, cách nghĩ, cách làm cũ mà lại cho kết quả mới, nói gì đến phát triển và hùng cường. Một dân tộc có trở nên hùng cường hay không, phần lớn ảnh hưởng bởi khát vọng, tư duy quản lý nhà nước và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo. Quốc gia nào cũng cần đội ngũ cán bộ, lãnh đạo có năng lực tư duy: Lo cho dân, nghĩ cho dân, làm lợi cho dân và làm việc vì dân…, cũng như khả năng truyền cảm hứng tới người dân, cùng hướng về mục tiêu khát vọng hùng cường của dân tộc./.
Bài 1: Đừng để khát vọng hùng cường chỉ là “giấc mơ”
Bài 2: Khát vọng hùng cường & tư duy lãnh đạo
Bài 3: Khát vọng hùng cường & bài học về sự trỗi dậy
Bài 4: Khát vọng hùng cường & bản lĩnh Việt Nam
Bài 5: Khát vọng hùng cường & hiện thực hóa ở Việt Nam