Tùy theo chức năng, nhiệm vụ, mỗi ngành sẽ phát huy người có uy tín theo những cách khác nhau, vì những mục đích khác nhau.
Mặt trận Tổ quốc thông qua người có uy tín để phát động, triển khai thực hiện các phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng đời sống mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngành Dân vận thông qua người có uy tín để nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chích sách, pháp luật của Nhà nước.
Ngành Dân tộc, Tôn giáo thông qua người có uy tín để nắm bắt, triển khai thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo.
Ngành Văn hóa thông qua người có uy tín để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng 53 dân tộc thiểu số.
Các ngành: Công an, Quân đội thông qua người có uy tín để nắm bắt tình hình cơ sở, phát động và triển khai các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ quốc phòng, an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Tóm lại, đội ngũ người có uy tín là lực lượng quần chúng đặc biệt, có vị trí, vai trò quan trọng, góp phần giúp các cơ quan trong hệ thống chính trị tổ chức thắng lợi chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời qua “kênh” người có uy tín nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân gửi tới Đảng, Nhà nước. Nói một cách hình tượng, người có uy tín là nhịp cầu nối gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân./.
Bài 2: Những cánh chim đầu đàn
Bài 3: Bất cập trong quan niệm lựa chọn người có uy tín
Bài 4: Những khó khăn, bất cập về thể chế và chính sách
Bài cuối: Một số giải pháp phát huy vai trò người có uy tín