Kiến nghị bổ sung thêm kết quả của ngành NN&PTNT vào dự thảo Báo cáo
Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu đến thị trường các quốc gia trên thế giới (Ảnh: BT)

Cụ thể, các ý kiến đều đồng tình với những đánh giá bối cảnh trong nước và quốc tế trước và sau Đại hội XII và cho rằng các đánh giá này là sát với tình hình thực tế. Đồng thời, thống nhất với những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 là đầy đủ, phản ánh đúng và sát với tình hình thực tế, được thể hiện qua 8 dấu ấn nổi bật; nhận định đánh giá tổng quát kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020: “… đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật” là phản ánh đúng tình hình thực tiễn. Các ý kiến cũng thống nhất các vấn đề hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế, yếu kém.

Các ý kiến cũng cơ bản thống nhất về số lượng và nội dung các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội, môi trường trong dự thảo Báo cáo, những cân đối lớn nêu trong dự thảo báo cáo là đầy đủ.

Bên cạnh đó, các ý kiến góp ý cơ bản nhất trí cao với những nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho người dân là đủ sức để tạo bứt phá cho sự phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Ngoài ra, thống nhất với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách về văn hóa - xã hội, các ý kiến cũng cho rằng, các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là đầy đủ; những nhiệm vụ, giải pháp về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước…là phù hợp. Đồng thời, các ý kiến đều nhất trí với những nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm nguồn nước, không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến trên, có ý kiến cho rằng cần làm rõ hơn, cụ thể hơn và có những minh chứng cụ thể cho những nhận định, đánh giá thành tựu và hạn chế các giải pháp nêu ra trong dự thảo. Thêm vào đó, kiến nghị nghiên cứu bổ sung thêm kết quả của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), vì thực tế cho thấy, những năm qua, ngành NN&PTNT đã có nhiều đóng góp quan trọng, trở thành trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Các ý kiến nhất trí với dự báo bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những cơ hội và thách thức tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong 5 năm tới 2021-2026, và cho rằng dự báo đã phản ánh đúng xu thế vận động và tình hình thực tế. Tuy nhiên, vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên và khó kiểm soát, tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội cần có những nhận định cụ thể hơn để có những giải pháp phù hợp.

Trong dự thảo báo cáo, có ý kiến kiến nghị xem xét, điều chỉnh mục tiêu xây dựng nông thôn mới: “Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 80%, trong đó, có ít nhất 40% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, chỉ tiêu GDP bình quân đầu người đến năm 2025 trên 5.000 USD là khó đạt, chỉ nên khoảng 4.000-4.500 USD là phù hợp. Về chỉ tiêu môi trường, nhiều ý kiến kiến nghị cần chỉ rõ, tách biệt hai chỉ tiêu là “tỷ lệ sử dụng nước sạch” và “tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh”, đồng thời, cần làm rõ tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông thôn và thành thị. Ngoài ra, cần nghiên cứu xem xét, có lộ trình để tăng nhanh tỷ lệ sử dụng nước sạch, nhất là tại các khu vực nông thôn có tốc độ đô thị hóa cao, nguồn nước bị ô nhiễm, không đảm bảo tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe, điều kiện sống của nhân dân.

Về nông nghiệp, có ý kiến cho rằng, cần bổ sung nội dung định hướng về phát triển chăn nuôi trong định hướng về phát triển nông nghiệp,…/.

Phản hồi

Các tin khác