Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia
Nghiên cứu trong phòng nuôi cấy mô tại Đại học Khoa học, Đại học Huế (Ảnh: Hoài An)

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng ủy Đại học Huế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị.

Nghiên cứu trong phòng nuôi cấy mô tại Đại học Khoa học, Đại học Huế (Ảnh: Hoài An)

Nghiên cứu trong phòng nuôi cấy mô tại Đại học Khoa học, Đại học Huế (Ảnh: Hoài An)

Đảng ủy đã tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị, các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của tỉnh Thừa Thiên Huế; tổ chức thành công Hội thảo “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bài học lịch sử” nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Mậu Thân,  hội thảo khoa học “Hà Nội - Huế - Sài Gòn trong hành trình di sản và an ninh quốc gia”, và Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người; phối hợp tổ chức tập huấn, tuyên truyền kết quả công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia; phát động Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam trên mạng xã hội VCNET đạt kết quả cao.

Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy đã kiểm tra, giám sát 44 lượt đối với các Đảng ủy, UBKT Đảng ủy và 31 đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cơ sở. Chỉ tính trong 2 năm 2018 và 2019, các Đảng ủy, UBKT Đảng ủy cơ sở đã tiến hành 120/164 đợt kiểm tra giám sát.

Mở thêm ngành, tăng thực hành, thực tập tại doanh nghiệp

Hiện Đại học Huế có 4.088 viên chức, viên chức, người lao động (giảm 10% so với đầu nhiệm kỳ), số lượng nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú, thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc nhân dân tăng 35%, quy mô đội ngũ tăng 103%, số giảng viên tăng 135% (giảng viên cao cấp tăng 275%, giảng viên chính tăng 114%).

Bên cạnh 147 ngành đào tạo Đại học (tăng 40 ngành so với năm 2015), 102 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (tăng 12 ngành so với năm 2015), 55 ngành đào tạo tTiến sĩ (tăng 16 ngành so với năm 2015) với tổng số gần 50.00 sinh viên, học viên, Đại học Huế cũng chú trọng liên kết, hợp tác quốc tế và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để sinh viên lĩnh vực công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp có thể làm việc cả trong nước cũng như khu vực và quốc tế, hướng đến công dân toàn cầu.

Đại học Huế đang nỗ lực phấn đấu trở thành Đại học Quốc gia (Ảnh: Hoài An)

Đại học Huế đang nỗ lực phấn đấu trở thành Đại học Quốc gia (Ảnh: Hoài An)

Năm 2020, đơn vị đã mở thêm các ngành gồm khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, kinh tế quốc tế, quan hệ quốc tế, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, nông nghiệp công nghệ cao, quản trị và phân tích dữ liệu, hộ sinh, với hơn 50% học phần bắt buộc, 40% học phần tự chọn, bảo đảm sự lựa chọn tối ưu cho sinh viên, tăng học phần thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp.

PGS TS Nguyễn Quang Linh, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Đại học Huế vui mừng cho biết, nhờ triển khai công tác kiểm định cơ sở giáo dục sớm nhất cả nước từ những năm 2016 và 2017 mà chất lượng đào tạo và vị thế của Đại học Huế được các tổ chức uy tín của thế giới xếp hạng khá cao. Cụ thể, xếp hạng của QS Asia, Đại học Huế ở top 350 các năm 2016, 2017, top 400 năm 2018 và top 500 năm 2019; xếp hạng trên Webometrics, năm 2020 Đại học Huế xếp thứ 7 trong 10 trường có thứ hạng cao nhất Việt Nam. Năm 2019, Đại học Huế được THE (Time Higher Education) khuyến nghị sinh viên nước ngoài nên theo học.

Đồng thời, Đại học Huế cũng tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Khu Đô thị Đại học Huế tại Trường Bia và các trường, đơn vị, đảm bảo phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng, chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như khu vực miền Trung.

Phát huy giá trị cốt lõi “Khai phóng - Chất lượng - Hội nhập - Hiệu quả”

Có thể khẳng định, Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83-NQ/CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW, xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thực sự là kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển Đại học Huế trong thời kỳ mới.

Sự hợp tác và kết nối toàn cầu đã hiện hữu, công nghệ số thực sự tạo động lực cho giáo dục đại học, do vậy, Đảng bộ xác định phương hướng xây dựng toàn Đảng bộ đoàn kết, thống nhất hành động, nắm bắt thời cơ, đổi mới sáng tạo; phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ theo hướng tạo công nghệ nguồn và phát triển nền tảng tri thức số, tiếp tục xây dựng đội ngũ viên chức lao động có trình độ chuyên môn và chức danh cao, năng lực tốt để thực hiện tốt hai nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, đặc biệt cho tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW và Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung.

PGS TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế (bên phải) và TS. Boyer Heinz, Chủ tịch Hội đồng Đại học IMC - KREMS (Cộng hòa Áo) ký biên bản thỏa thuận hợp tác đào tạo chương trình cử nhân Quản trị du lịch và Công nghệ giải trí. (Ảnh: Đại học Huế)

PGS TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế (bên phải) và TS. Boyer Heinz, Chủ tịch Hội đồng Đại học IMC - KREMS (Cộng hòa Áo) ký biên bản thỏa thuận hợp tác đào tạo chương trình cử nhân Quản trị du lịch và Công nghệ giải trí. (Ảnh: Đại học Huế)

Trong nhiệm kỳ tới, Đại học Huế sẽ tiếp tục kiện toàn các chương trình đào tạo theo định hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động chất lượng cao trong nước, khu vực và quốc tế, rà soát và điều chỉnh để tăng độ linh động, đáp ứng yêu cầu mang tính liên ngành, tăng độ chủ động của người học, từ đó trải nghiệm thực tiễn và phát tiển tốt hơn năng lực bản thân. Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo định hướng nghiên cứu, phấn đấu đến năm 2025 nằm trong tốp 300 trường Đại học hàng đầu Châu Á và tốp 1.000 trường Đại học hàng đầu thế giới.

Xây dựng Đại học Huế đa ngành, đa lĩnh vực, trong tốp 05 trường Đại học Việt Nam; trường Đại học Y Dược theo mô hình “Trường - Viện” cấp quốc gia và hướng tới đạt chuẩn quốc tế; Bệnh viện trường Đại học Y Dược đạt chuẩn các bệnh viện tiên tiến khu vực Đông Nam Á, tiến tới đạt chuẩn quốc tế; trường Đại học Sư phạm phấn đấu trở thành đơn vị trọng điểm tốp 3 quốc gia; Viện Công nghệ sinh học đạt tầm quốc gia. Thu hút khoảng 50 giáo sư nước ngoài và giáo sư danh dự thỉnh giảng; có 67% giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cao cấp và giảng viên chính; 70% giảng viên sử dụng thành thạo ngoại ngữ; 50% viên chức quản lý có nghiệp vụ quản lý và công nghệ thông tin giỏi. Thực hiện cơ chế tài chính thí điểm theo Quy chế hoạt động của Đại học Quốc gia và cơ chế thí điểm của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2025, ít nhất 4 trường Đại học thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tự đảm bảo chi thường xuyên và các viện, trung tâm trực thuộc; các đơn vị còn lại thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; Đại học Huế tăng 10% nguồn thu hàng năm, tổng nguồn thu đạt 2.000 tỷ đồng. Hàng năm có ít nhất 2 tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 15% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 75% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, 10% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Cả nhiệm kỳ kết nạp 1.000 đảng viên mới với khoảng 60-70% là sinh viên, học viên.

Phát triển 2 Đảng bộ cơ sở là Khoa Du lịch và Viện Công nghệ sinh học; xây dựng Đảng bộ Trường - Viện Đại học Y Dược điển hình, vững mạnh toàn diện.

Ngoài ra, tăng cường đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy và cấp bộ Đảng; đảm bảo nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng và lãnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; đánh giá chất lượng, biểu dương khen thưởng tổ chức Đảng, Đảng viên và cán bộ lãnh đạo quản lý đúng thực chất./.

Phản hồi

Các tin khác