Bình Thuận: Nhiều cách làm hay trong công tác dân vận

   Mô hình trang trại thanh long ở Bình Thuận cho hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh: Báo Bình Thuận)

Ngoài ra, đã hòa giải thành 4.323/5.994 vụ, đạt tỷ lệ 72,12; giải quyết ổn định 16/17 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, đạt tỷ lệ 94,12%. BT- 5 năm qua, chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận nói chung; Kết luận số 114 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan Nhà nước các cấp” nói riêng đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhờ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Cũng trong 5 năm qua, cùng với việc thực hiện nghiêm túc việc công khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai công tác dân vận chính quyền. Cùng với đó, gắn phong trào thi đua “Dân vận khéo” với các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Song song đó, triển khai việc xây dựng, tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Nhờ đó, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã lan tỏa sâu rộng, phát huy tác dụng trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Đến nay, các cấp, các ngành trong tỉnh đã triển khai xây dựng được 2.668 mô hình tập thể và 1.994 điển hình cá nhân với nhiều cách làm hay, sáng tạo, có địa chỉ cụ thể và đạt hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Đặc biệt, 5 năm qua có 5 tập thể, 7 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận tặng bằng khen. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được biểu dương nhân rộng trong toàn tỉnh như: Mô hình “Chính quyền thân thiện”, “Chính quyền điện tử”, “Công chức xin lỗi dân khi trễ hẹn”; diễn đàn “Nghe dân nói, nói dân nghe, giúp dân hiểu, làm dân tin”; “Đối thoại về chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”; “Cựu chiến binh tham gia giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng”; “Chống rác thải nhựa”...

Nhiều địa phương đã có những cách làm hay trong công tác dân vận, điển hình như ở huyện Hàm Thuận Bắc, trong 5 năm qua (2016 – 2020), hoạt động Mặt trận huyện Hàm Thuận Bắc có những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, từ hoạt động còn nặng hình thức hành chính hóa, nay từng bước đi vào chiều sâu, hướng mạnh về cơ sở, coi trọng chăm lo lợi ích của đoàn viên, hội viên. Các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động được các tầng lớp nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực.

Đáng chú ý, thực hiện phong trào “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, Mặt trận huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động nội lực trong nhân dân để làm đường giao thông với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Qua đó, người dân không chỉ đóng góp kinh phí mà còn tự nguyện hiến đất để làm đường. Kết quả 5 năm qua, toàn huyện đã bê tông hóa xi măng được trên 126 km với tổng kinh phí trên 103 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp 36,2 tỷ đồng), vận động nhân dân hiến đất làm giao thông nông thôn với diện tích 17,5 ha trị giá 8,5 tỷ đồng.  

Ở Bình Thuận, nét nổi bật là trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước đã chú trọng hơn đến việc tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân. Qua đó, góp phần tuyên truyền, vận động, giải quyết kịp thời những vấn đề nổi lên ở cơ sở. Việc tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với người dân và cán bộ, công chức được duy trì và hiệu quả. Từ năm 2015 đến nay, Chủ tịch UBND các cấp đã tổ chức 325 cuộc đối thoại, trung bình hàng năm, tổ chức đối thoại định kỳ 2 cuộc/năm.

Thông qua đối thoại, giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và các ban, ngành nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, tuyên truyền, giải thích để nhân dân hiểu và nhận thức đầy đủ hơn về chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong nhân dân./..

Phản hồi

Các tin khác