Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển đất nước

Đó là chia sẻ của TS.Trần Hải Linh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

TS. Trần Hải Linh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (Ảnh: Khánh Linh)

TS. Trần Hải Linh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc. (Ảnh: Khánh Linh)

Phóng viên: Đồng chí đánh giá thế nào về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong những năm gần đây?

TS. Trần Hải Linh: Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng khá cao. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ năm 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt xấp xỉ 2.800 USD năm 2020. Điều đó cho thấy sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết liệt của Chính phủ trong việc thực hiện tốt vai trò Chính phủ kiến tạo, nỗ lực xóa bỏ nhiều thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi để tập trung, chuyển hóa nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế vào phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo lan tỏa rộng rãi với nhiều mô hình kinh doanh độc đáo, có hiệu quả. Nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo bài bản dần đáp ứng khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh được chú trọng phát triển, có những khởi động tốt trong việc tạo tiềm lực phát triển kinh tế hiện đại trên nền tảng khoa học - công nghệ. Hệ thống hạ tầng quốc gia được tập trung nguồn lực xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại hơn, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng vào việc tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước; mở rộng và tăng cường quan hệ với các quốc gia, nhất là với các nước lớn và các trung tâm hàng đầu thế giới. Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối ngoại rộng mở với 189/193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc. Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước lớn, 17/20 thành viên G-20, toàn bộ các nước ASEAN. Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn quy mô toàn cầu với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA. Các khuôn khổ này tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm hợp tác vì lợi ích của mỗi nước, mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội.

Phóng viên: Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm tới công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Là một kiều bào, đồng chí đánh giá thế nào về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với kiều bào?

TS. Trần Hải Linh: Cùng với việc vai trò, vị thế và kinh tế đất nước đi lên thì lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều dành sự quan tâm đặc biệt đối với người Việt Nam ở nước ngoài, với việc thường xuyên tổ chức gặp mặt, đối thoại để lắng nghe tiếng nói của kiều bào, tạo điều kiện thuận lợi để những người xa quê có điều kiện trở về, đóng góp công sức dựng xây đất nước. Trong đó, Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; cổ vũ, động viên người Việt Nam ở nước ngoài nâng cao ý thức tự hào dân tộc, lòng yêu nước, gắn bó với quê hương, đất nước, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, vươn lên trong cuộc sống, hội nhập vào nước sở tại. Và sau đó, Chỉ thị 45/CT-TW ngày 19/05/2015 với 10 nội dung quan trọng tiếp tục cập nhật với tình hình quốc tế, trong nước và những yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới; đòi hỏi công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần được tăng cường, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục phát triển vững mạnh, nâng cao uy tín, tham gia tích cực vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước sở tại; góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài ra, cơ hội kinh doanh, đầu tư và làm việc tại Việt Nam đang rộng mở. Việt Nam cũng như nhiu nước khác trên thế giới đang trải qua một thời k rất khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19. Các nn kinh tế lớn, đồng thời là các nhà đầu tư lớn nhất trên thế giới đu đã và đang đối mặt với suy thoái và bất bình ổn kinh tế. Các hoạt động đầu tư, sản xuất, đặc biệt là chuỗi cung ứng toàn cầu, bị ảnh hưởng rất nặng n. Các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia đang có xu hướng tái cơ cấu và tái định vị các cơ sở sản xuất, cơ sở chế tạo… Tuy nhiên, với thành công bước đầu trong khống chế và kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế nhìn nhận và đánh giá cao, là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với cộng đồng doanh nhân quốc tế, trong đó có cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp gốc Việt.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế thì môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam đã có những cải thiện mạnh mẽ và được đánh giá là mang tính cầu thị và cập nhật cho sự phát triển, hội nhập quốc tế. Ví dụ như Quốc hội vừa thông qua các Luật: Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo hướng tạo khung khuôn khổ pháp lý thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm thu hút có hiệu quả các dự án FDI có chất lượng, cũng như cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới.

Việt Nam đang tích cực hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ và hiện đại; nâng cấp thị trường và công cụ tài chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp hỗ trợ, chuẩn bị các điu kiện cần thiết v đất đai, cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường năng lực của các doanh nghiệp trong nước…

Những điu này đã, đang và sẽ tạo ra những cơ hội làm việc và kết nối đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Thêm vào đó, cộng đồng kiu bào trên thế giới đều mong muốn cống hiến và đóng góp cho Việt Nam nhiu hơn. Uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng cao trong quá trình hội nhập. Điu này đã và đang tạo điu kiện cho sự giao lưu, chia sẻ và thu hút sự quan tâm của kiu bào đối với sự phát triển đất nước. Kiu bào đã hòa cùng nhịp thở của thời đại, đặt trọng tâm vào những nhu cầu cấp bách của đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trỗi dậy. Trong xu thế tất yếu của hội nhập và giao lưu quốc tế, kiu bào ở các nước trên thế giới tiếp tục tăng v lượng và chất, đa dạng v thành phần. Thế hệ thứ 2, thứ 3 trong cộng đồng ngày càng tăng và được học tập, đào tạo bài bản tại các cơ sở giáo dục ở nước sở tại, có trình độ chuyên môn và tay ngh tốt. Nhiều kiều bào có trình độ chuyên môn cao. Nhiều doanh nhân kiều bào đã và đang có định hướng về xây dựng phát triển quê hương. Đây chính là động lực thu hút kiu bào muốn cống hiến, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, mặt khác cũng chính là cơ hội tạo ra cho sự liên kết, hợp tác và phát triển của chính kiu bào tại quê hương.

TS. Trần Hải Linh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc (Ảnh: Khánh Linh)

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh lưu niệm cùng với kiều bào tiêu biểu tại Hội nghị sơ kết 5 năm

Chỉ thị 45-CT/TW. (Ảnh: Khánh Linh)

Phóng viên: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cả ở trong và ngoài nước. Đồng chí có kỳ vọng gì vào kỳ Đại hội lần này?

TS. Trần Hải Linh: Tôi mong muốn nhất là Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta sẽ sáng suốt lựa chọn những đồng chí có đức, có tài để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đặc biệt là những người đứng đầu của Đảng và Nhà nước. Tôi kỳ vọng Đại hội lần này sẽ lựa chọn được những người xứng đáng, có tâm, có tầm để phục vụ nhân dân, đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức trong những năm tới.

Tôi cũng hy vọng Đảng ta sẽ tiếp tục thực hiện chống tham nhũng thành công; xác định các mục tiêu chủ chốt để phát triển kinh tế đất nước, phục hồi sau đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyn lãnh thổ Tổ quốc. Thứ 4 là tiếp tục tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, hội nhập với sự phát triển của thế giới. Và cuối cùng, tôi hy vọng kiu bào ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có kiu bào Hàn Quốc, cùng đồng bào ở trong nước sẽ tiếp tục chung tay cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Phản hồi

Các tin khác