Kế hoạch giám sát, kiểm tra cuộc bầu cử

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra vào ngày 23/5/2021.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành kế hoạch giám sát, kiểm tra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Kế hoạch được ban hành nhằm đảm bảo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, bầu được những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân

Theo đó, nội dung giám sát, kiểm tra gồm:

Việc triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác bầu cử và các văn bản có liên quan

- Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác bầu cử;

- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

- Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia và các văn bản của Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn việc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;

- Nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Việc thực hiện các văn bản do các cấp ban hành để phục vụ bầu cử

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Các văn bản hướng dẫn của các cơ quan của Chính phủ về bầu cử.

- Các văn bản do các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ban hành.

- Các văn bản hướng dẫn về bầu cử của các cơ quan hữu quan.

Việc lập và triển khai kế hoạch tổ chức cuộc bầu cử
- Tuyên truyền, phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử của trung ương và địa phương;

- Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương;

- Việc chuẩn bị phương tiện thông tin liên lạc, các điều kiện vật chất chuẩn bị cho cuộc bầu cử;

- Tổ chức tiếp nhận, xem xét hồ sơ ứng cử;

- Tổ chức hội nghị hiệp thương;

- Công bố danh sách những người ứng cử;

- Lập danh sách cử tri;

- Bảo đảm an ninh, trật tự, y tế (nhất là các phương án phòng, chống dịch Covid-19) cho cuộc bầu cử;

- Tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cuộc bầu cử;

- Việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bầu cử;

- Công bố kết quả bầu cử.

Ngoài những nội dung về công tác bầu cử nêu trên, tùy tình hình cụ thể các Đoàn giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử quốc gia có thể kết hợp giám sát về tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội tại địa phương./.

Phản hồi

Các tin khác