Bài 3: Đổi mới nhận thức lý luận và cụ thế hóa đặc trưng mô hình
Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nước ta (Ảnh: PV)

Theo đó, dự thảo tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”… Cần nhấn mạnh rằng, bổ sung yêu cầu “bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước” là cần thiết, tạo sự linh hoạt và vận dụng hiệu quả nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong chỉ đạo, điều hành thực tiễn của Đảng trước mọi biến động nhanh, khó lường của thế giới.

Dự thảo cũng phân định rõ hơn vai trò, nội dung, yêu cầu và các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước trong phát triển; củng cố các quan hệ gắn kết giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, dự thảo nhấn mạnh và làm rõ hơn mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà nước, thị trường và xã hội; nhấn mạnh nguyên tắc doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, áp dụng quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chủ chủ yếu và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các nguồn lực kinh tế của Nhà nước được sử dụng phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển đất nước và cơ bản được phân bổ theo yêu cầu thị trường…

Ngoài ra, phân tích về dự thảo, theo các chuyên gia kinh tế, có nhiều điểm mới tích cực đáng ghi nhận, chẳng hạn như: dự thảo nhấn mạnh cả hai yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và hoạt động của những lĩnh vực, mô hình kinh doanh mới.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ làm tăng năng suất lao động và giá trị sản phẩm, dịch vụ (Ảnh: PV)

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ làm tăng năng suất lao động và giá trị sản phẩm, dịch vụ (Ảnh: PV)

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nhấn mạnh mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, đẩy mạnh đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Đặc biệt, lần đầu tiên dự thảo nêu rõ yêu cầu nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các tác động tiêu cực từ các biến động kinh tế thế giới, chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ doanh nghiệp và thị trường trong nước; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế… Tất cả những điểm mới này là sự phát triển, bổ sung, cụ thể hóa cần thiết những nhận thức về nội dung, yêu cầu cơ chế, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta cả ở hiện tại và tương lai.

Các ý kiến kiến nghị rằng, để toàn diện và đồng bộ hơn, tránh khoảng trống, lúng túng và cực đoan trong nhận thức lý luận và thực tiễn kinh tế, về quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội trong dự thảo cần bổ sung 3 điểm gồm có: bổ sung và làm rõ hơn cơ chế quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước (nhất là loại hình 100% vốn nhà nước) không hoạt động vì lợi nhuận, không phải cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác và do đó không thể hoạt động theo cơ chế thị trường; bổ sung nguyên tắc “quản lý nhà nước phải phù hợp với các yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường” thành đầy đủ là “quản lý nhà nước phải phù hợp với các yêu cầu, quy luật và quy trình của kinh tế thị trường, cũng như với các điều khoản hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã cam kết”. Điều này là cần thiết để cơ chế thị trường được thực thi đầy đủ, bảo đảm uy tín chính trị, niềm tin thị trường và khai thác các cơ hội mới từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đang và sẽ tham gia, phòng tránh lợi ích nhóm từ việc biến độc quyền nhà nước thành độc quyền tư nhân. Cuối cùng là, bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ quan trọng nữa của Nhà nước là chủ động dự báo và ngăn chặn, xử lý các khuyết tật, tác động mặt trái và khủng hoảng chu kỳ, vốn thuộc bản chất của kinh tế thị trường (như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh thiếu lành mạnh, phân hóa giàu nghèo và coi nhẹ các vấn đề y tế, môi trường, xã hội…), mà thực tiễn kinh tế vĩ mô đã, đang và sẽ tiếp tục nêu rõ./.

Phản hồi

Các tin khác