Hà Tĩnh hoàn tất việc nộp hồ sơ ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp
Cán bộ Sở Nội vụ Hà Tĩnh nhận và theo dõi hồ sơ của người ứng cử đại biểu HĐND. (Ảnh: Thùy Dương)

Cán bộ Sở Nội vụ Hà Tĩnh nhận và theo dõi hồ sơ của người ứng cử đại biểu HĐND. (Ảnh: Thùy Dương)

Theo thông tin từ Sở Nội vụ, đây là các hồ sơ của người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH và HĐND; không có hồ sơ của người tự ứng cử ĐBQH và HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.

Sau khi thu hồ sơ ứng cử viên ĐBQH và HĐND tỉnh, Sở Nội vụ tiến hành lập và chuyển danh sách trích ngang, bản sao tiểu sử tóm tắt, kê khai tài sản thu nhập những người ứng cử cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh theo đúng thời gian quy định.

Đây là bước quan trọng để chuẩn bị cho Hội nghị hiệp thương lần 2 sẽ diễn ra vào ngày 17/3 sắp tới.

Được biết, đến 17h ngày 14/3, người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã cũng đã hoàn tất việc nộp hồ sơ về các UBBC tương ứng.

Trước đó, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND các cấp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 24/2/2021 đến ngày 11/3/2021.

Ủy ban MTTQ tỉnh đã hướng dẫn về nội dung, trình tự, thủ tục giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

Đồng thời, Sở Nội vụ hướng dẫn biểu mẫu hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Theo đó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã thực hiện quy trình 3 bước: Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị họp để dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình được giới thiệu ứng cử HĐND (bước 1); tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri (bước 2).

Trên cơ sở ý kiến nhận xét và tín nhiệm của hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc của người được dự kiến giới thiệu ứng cử, Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử HĐND (bước 3).

Trên cơ sở các hội nghị giới thiệu người ứng cử, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổng hợp để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026 để chuẩn bị cho Hội nghị hiệp thương lần thứ 2.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân cho biết: “Ngoài việc căn cứ vào quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiêu chuẩn của đại biểu HĐND, các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn chú trọng việc phát huy tốt vai trò của đại biểu dân cử (gần dân, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đại diện cho tiếng nói của nhân dân trên diễn đàn HĐND); có kỹ năng thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội”.

“Như vậy, đại biểu HĐND phải là người vừa có năng lực vừa có kinh nghiệm thực tiễn. Trong quá trình giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND phải đảm bảo tiêu chí không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn”, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân nhấn mạnh./.

Hội đồng Bầu cử quốc gia vừa ban hành Nghị quyết số 64/NQ-HĐBCQG ấn định số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Hà Tĩnh được ấn định số đơn vị bầu cử là 3, số đại biểu Quốc hội được bầu là 7.

Đơn vị bầu cử số 1 (gồm thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh và các huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê) có số đại biểu Quốc hội được bầu là 3.

Đơn vị bầu cử số 2 (gồm các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân và Lộc Hà), có số đại biểu Quốc hội được bầu là 2.

Đơn vị số 3 (gồm thị xã Hồng Lĩnh và các huyện: Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang) có số đại biểu Quốc hội được bầu là 2.

Ngoài ra, theo Nghị quyết số 19/NQ-UBBC ngày 26/2/2021 của Ủy ban Bầu cử tỉnh, Hà Tĩnh có 13 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh. TP. Hà Tĩnh và các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc được bầu 5 đại biểu; thị xã Kỳ Anh và các huyện: Kỳ Anh, Lộc Hà, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê được bầu 4 đại biểu; thị xã Hồng Lĩnh và huyện Vũ Quang được bầu 3 đại biểu

.

 

 

 

 

Phản hồi

Các tin khác