Công đoàn ngành Đường bộ nỗ lực thực hiện nhiệm vụ

(Ảnh minh họa)

 

Niềm tin vững chắc

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản, ông Nguyễn Việt Hưng - Chủ tịch Công đoàn Tổng cục ĐBVN (thuộc Công đoàn GTVT Việt Nam) cho biết, từ thực tiễn hoạt động của Công đoàn Tổng cục ĐBVN, với kết quả đạt được và những mặt tồn, hạn chế, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động Công đoàn.

Trước hết là phải tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, phối hợp chặt chẽ với chuyên môn đồng cấp để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội và xây dựng mối quan hệ lao động hải hòa, ổn định, tiến bộ trong từng cơ quan, đơn vị và toàn ngành Đường bộ.

Tiếp đó là phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn; phải hướng về cơ sở, về người lao động; phải thật sự vì lợi ích của người lao động. Công đoàn cấp trên phải phục vụ Công đoàn cấp dưới. Cán bộ công đoàn phải luôn luôn gần gũi, lắng nghe, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc của cơ sở, của người lao động để cùng phối hợp giải quyết, từ đó mới tạo được niềm tin vào tố chức công đoàn.

Cùng với đó, cán bộ công đoàn các cấp phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chế độ chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động; có kỹ năng thương lượng, đối thoại với chủ sử dụng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, đoàn viên công đoàn. Đồng thời thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác công đoàn cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, nhất là ở cấp cơ sở.

Ngoài ra, phải duy trì thường xuyên các phong trào thi đua chuyên để trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CBCCVCLĐ), có tổ chức phát động, sơ, tổng kết; thực hiện khen thưởng công khai, công bằng, dân chủ, thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; khen thưởng phải đúng người, đúng việc, kịp thời, quan tâm đến lao động trực tiếp; đảm bảo khen thưởng là đòn bẩy kích thích phong trào thi đua yêu nước ở từng cơ quan, đơn vị và toàn ngành Đường bộ.

Tiếp bước mạnh mẽ

Công đoàn Tổng cục Đường bộ Việt Nam trao tặng nhà mới xây cho gia đình cán bộ, công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như tham gia Hiệp định thương mại tự do (EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với sự phát triển của ngành, đất nước nói chung và tổ chức Công đoàn nói riêng.

Trong thời gian tới, cũng như những năm tới đây, Công đoàn Tổng cục ĐBVN xác định rõ một số nhiệm vụ trọng tâm. Nổi bật trong đó là chủ động tham gia với chuyên môn về xây dựng các cơ chế, chính sách và văn bản quản lý nhà nước chuyên ngành; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ chính sách đối với người lao động, nhất là chính sách tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm lao động (BHLĐ).

Các cấp Công đoàn trực thuộc chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn đồng cấp triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chương trình công tác; tạo đủ việc làm cho 100% CNVCLĐ; tham gia giải quyết kịp thời các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm đầy đủ, nâng lương, nâng bậc. Các đề xuất, kiến nghị của tập thể cũng như cá nhân người lao động. Tổ chức các hoạt động có ý nghĩa Tháng Công nhân gắn với hưởng ứng Tháng An toàn vệ sinh lao động hằng năm. Tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đồng thời, các cấp Công đoàn phối hợp với chuyên môn đồng cấp tổ chức hội nghị CBCC đạt 100%; hội nghị người lao động đạt từ 95% trở lên; xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế về quản lý điều hành, nội quy lao động, định mức lao động, trả lương, thường... hằng năm sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản về lợi ích của người lao động cao hơn so Bộ luật Lao động quy định. Duy trì đổi thoại định kỳ và đột xuất để giải quyết các kiến nghị của người lao động góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Mặt khác, Công đoàn Tổng cục ĐBVN cũng đẩy mạnh các hoạt động xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái; vận động CBCCVCLĐ và đoàn viên công đoàn tích cực tham gia đóng góp xây dựng Quỹ xã hội các cấp; quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn Quỹ xã hội Tổng cục để phục vụ tốt các hoạt động xã hội từ thiện, trong đó đặc biệt quan tâm giúp đỡ kịp thời CNLĐ trong ngành Đường bộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động, tai nạn giao thông; xây dựng nhà “Mái ấm công đoàn" cho CNLĐ nghèo; ủng hộ quần, áo, chăn ấm và đồ dùng thiết yếu cho nhân dân nghèo ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và tổ chức tốt các hoạt động xã hội, từ thiện khác.

Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của ngành Đường bộ. Tăng cường vận động CBCCVCLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Tiếp tục đổi mới nội dung, cách thức tổ chức các phong trào thi đua chuyên ngành đường bộ. Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền trong sạch, vững mạnh;…

Củng cố nền tảng

Theo Chủ tịch Nguyễn Việt Hưng, hiện nay, lực lượng CBCCVC-LĐ tại các Chi cục Quản lý đường bộ (QLĐB) trực thuộc các Cục QLĐB khu vực được biên chế từ 9-22 người; theo chức năng nhiệm vụ được giao một tuần kiểm viên đường bộ ở các chi cục mỗi tuần tối thiểu phải đi lại, kiểm tra trên tuyến 01 lần. Vì  vậy, mỗi lần đi kiểm tra, tuần kiểm CBCC phải di chuyển trên đường từ 400-500km (cả đi và về); môi trường làm việc rất khó khăn, nguy hiểm, độc hại (mưa nắng, bão lũ, phương tiện tham gia giao thông phức tạp; tiềm ẩn tai nạn lao động, tai nạn giao thông, khỏi, bụi, ô nhiễm môi trường). Từ thực tiễn, Công đoàn Tổng cục ĐBVN đã có đề nghị với các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu cho bổ sung biên chế và bổ sung chế độ phụ cấp đặc thù về nguy hiểm độc hại cho lực lượng CBCC làm việc ở các Chi cục QLĐB.

Công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ là một công việc rất đặc thù, quá trình quản lý, bảo trì tuyến đường phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững với chính quyền địa phương các cấp từ tinh xuống đến phường xã, thôn bản và các cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương để phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác khối tài sản khổng lồ của quốc gia, của ngành; công tác giữ đường thông suốt – an toàn – êm thuận; công tác bảo đảm ATGT trong mùa mưa lũ trên các tuyến quốc lộ vô cùng khó khăn vất vả và nguy hiểm (sạt lở đất, lũ cuốn ...) trong khi đó, nguồn kinh phí chi cho công tác quản lý bảo trì rất hạn hẹp. Do vậy cần nghiên cứu có cơ chế, giải pháp hằng năm ưu tiên bố trí tăng vốn cho công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ các tuyến quốc lộ để không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo trì đường bộ đáp ứng được mục tiêu để ra đồng thời tạo điều kiện để cải thiện đời sống vật chất cho CNVCLĐ ngành Đường bộ.

Phản hồi

Các tin khác