Những nông dân dám nghĩ, dám làm

Mô hình trồng hoa công nghệ cao

Anh Đào Quyết Thắng đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cà phê cằn cỗi sang trồng hoa Hồng Mai

Anh Đào Quyết Thắng đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cà phê cằn cỗi sang trồng hoa Hồng Môn.


Anh Đào Quyết Thắng ở thôn 10 xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng cũng như nhiều nông dân khác tại địa phương  từng canh tác cây cà phê cho thu nhập ổn định. Tuy nhiên sau nhiều năm diện tích cây cà phê già cỗi, cho quả ít, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế giảm. Đúng thời diểm đó, thực hiện cuộc vận động xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình; được sự động viên, vận động của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể địa phương, anh Thắng đã quyết định chuyển đổi cây trồng theo hướng sản xuất mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Anh Thắng cho biết: Qua quá trình tự nghiên cứu, thử nghiệm các loại cây trồng đến năm 2010 anh Thắng bắt đầu trồng thử nghiệm cây hoa Hồng Môn với 500m2 đất tại thôn 9 xã Hoà Ninh.

Đây là loài hoa mới, được trồng chủ yếu tại các vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt. Trong quá trình trồng thử nghiệm anh tự tìm hiểu quy trình và đúc rút cho bản thân những kinh nghiệm. Sau một thời gian anh quyết định đưa giống hoa Hồng Môn phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Năm 2012 anh Thắng tiếp tục mở rộng trồng 1,5 ha tại xã Hoà Bắc và trồng thêm các loại cây hoa cắt lá làm trang trí, trong đó chủ đạo vẫn là cây Hồng Môn cho thu nhập bình quân 15 triệu đồng/sào/tháng. Cơ sở sản xuất của anh Thắng giải quyết cho 08 lao động thường xuyên, với mức thu nhập trung bình 6 triệu đồng/ tháng.

Hiện nay bên cạnh việc phát triển trồng hoa, anh Thắng cũng tích cực chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ mình có được cho một số hộ gia đình khác để sản xuất giống hoa mới tại địa phương; tạo liên kết với các cơ sở trồng hoa Hồng Môn trong huyện cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cho người trồng.

Nuôi bò sữa gắn với trồng cà phê cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi bò của anh mang lại thu nhập ổn định.

Mô hình nuôi bò của anh Phan Quốc Thành mang lại thu nhập ổn định.

Đó là câu chuyện của anh Phan Quốc Thành, sinh năm 1977 tại quê hương Hà Tĩnh. Từ năm 1995, anh vào Lâm Đồng, chọn quê hương Liên Đầm, Di Linh làm nơi sinh sống của mình, đến năm 2007 anh lập gia đình. Gia đình anh có 2 ha đất, những năm trước đây chủ yếu trồng cà phê như bao hộ khác tại địa phương... Anh nhận thấy, việc sản xuất cà phê những năm “thuận buồm xuôi gió” cũng chỉ đủ cho chi phí đầu tư tái sản xuất, dường như không có lãi, còn những năm thời tiết hạn hán, giá cả xuống thấp thì kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện Đề án chăn nuôi Bò sữa do UBND xã triển khai và thấy nhiều nơi thành công, năm 2018, được sự hỗ trợ của Hội nông dân xã tạo điều kiện cho vay vốn và đưa đi tham quan học kinh nghiệm, được tham gia chương trình Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa, anh quyết định mua 6 con bò hậu bị về nuôi thử nghiệm. Với sự đam mê chăn nuôi gia súc, lại chịu khó học hỏi, tìm hiểu từ quy trình chọn thức ăn cho bò với loại cỏ VA06, thức ăn khô, tinh bột... đến việc chuẩn bị chuồng trại thông thoáng sạch sẽ, tiêm phòng dịch bệnh...

Sau hơn 1 năm đầu tư, từ 6 con ban đầu đến nay đàn bò của gia đình anh đã tăng lên 15 con. Trong đó, có 10 con cho sữa bình quân 25 lít/ngày/con. Mỗi ngày anh thu 250 lít, với giá thu mua 14.000.000 đ/lít, anh có 3,5 triệu/ngày; trừ các khoản chi phí thức ăn trong ngày, anh còn dư khoảng 2.000.000đ/ngày và hàng tháng gia đình thu nhập khoảng 60 triệu đồng .

Hiện nay, ngoài việc đầu tư chăn nuôi Bò sữa cùng với diện tích 2 ha cà phê trồng xen cỏ, anh Thành đã tận dụng nguồn phân chuồng bón cho cây cà phê, và cỏ cho bò... nguồn thu nhập này còn cho mỗi năm trên 250 triệu đồng./.





Phản hồi

Các tin khác