(ĐHXIII) - Bám sát đòi hỏi thực tiễn, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thường xuyên yêu cầu các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; các sở, ban ngành; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các tổ chức hội cấp tỉnh; các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy căn cứ Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện sát với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương. Hằng năm tổ chức đăng ký xây dựng mới và nhân rộng những mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện; khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu điển hình “Dân vận khéo”.
|
Từ phong trào “Dân vận khéo”, tuyến đường đi qua thôn 1, thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) được bê tông giúp người dân đi lại thuận tiện. (Ảnh: Sa Huỳnh).
|
Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 03/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”, gắn với việc thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII về “Đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các chủ trương của Đảng, Nhà nước, địa phương về công tác dân vận.
Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân vận; luôn đảm bảo tính kịp thời, chặt chẽ, có chiều sâu và có tính đột phá cả về nội dung và giải pháp; đồng thời, nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, vận động gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân; thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Coi trọng nâng cao hiệu quả công tác dân vận của chính quyền các cấp trong công tác cải cách hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức và công dân; ứng dụng công nghệ thông tin; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; công khai, minh bạch thông tin, cải thiện khả năng tiếp cận, cạnh tranh công bằng của tất cả người dân, doanh nghiệp. Nâng cao đạo đức công vụ, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”.
Đến nay, sau 10 năm triển khai, Quảng Ngãi đã có trên có hơn 5.000 mô hình, điển hình trong phong trào “Dân vận khéo”. Phong trào đã được triển khai thực hiện, rộng khắp trên mọi lĩnh vực, các mặt công tác ở địa phương đã đạt nhiều kết quả thiết thực. Đặc biệt phong trào đã góp phần tạo được sự đồng thuận cao của người dân cùng cả hệ thống chính trị, ra sức thi đua hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
Thời gian tới, Quảng Ngãi sẽ tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng theo hướng có trọng tâm, thiết thực, hiệu quả, bám sát cơ sở. Đẩy mạnh việc xây dựng mô hình “Dân vận khéo”. Các địa phương, đơn vị tiếp tục nâng cao chất lượng các mô hình, điển hình đã thực hiện; chủ động, sáng tạo trong xây dựng mới và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác dân vận. Tập trung xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về công tác dân vận trên báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng. Chủ động, kịp thời phát hiện nhân tố mới trong xây dựng, nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” để tuyên truyền nhằm tạo sức lan tỏa trong cộng đồng xã hội./.
Minh Hà