Kỳ 3: Quyết tâm xứng đáng với trọng trách, tạo đột phá phát triển

Công trường đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai dịch - Nam Thăng Long.
Những đòi hỏi của thực tiễn

Từ nay đến năm 2025, dự báo bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 phát triển mạnh, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Hợp tác phát triển giữa các nước và các khu vực tiếp tục gia tăng; đồng thời, các yếu tố mất ổn định tiếp tục ảnh hưởng đến phát triển ở các khu vực. Biến đổi khí hậu gia tăng, sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng và dịch bệnh sẽ đặt ra nhiều thách thức mới cho phát triển bền vững. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 có khả năng gây ra suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài.

Ở trong nước, sau quá trình đổi mới, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều, tạo ra những tiến để quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới tăng. Công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống suy thoái, tham nhũng, lãng phí phải tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa để tiếp tục đảm bảo ổn định chính trị và phát triển bền vững đất nước.

Theo lãnh đạo Đảng ủy Bộ GTVT, dự báo các tác động đến ngành GTVT trong những năm tới còn nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Việt Nam tham gia nhiều hiệp định song phương và đa phương về thương mại, hội nhập sâu rộng trong khi tình hình thể giới diễn biến phức tạp, khó lường, hợp tác kinh tế toàn cầu vẫn là xu thế lớn trong giai đoạn tới; chiến tranh thương mại và bất ổn của nhiều khu vực trên thế giới sẽ là rào cản tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Vì vậy, nền kinh tế của Việt Nam, trong đó có ngành GTVT sẽ chịu tác động nhất định khi có các biến động của nền kinh tế thế giới. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông sẽ giảm dần, trong khi nhu cầu vận tải tăng cao; do đó tạo ra áp lực lên kết cấu hạ tầng giao thông hiện tại và khó khăn trong huy động nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới. Khoa học công nghệ thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là công nghệ ứng dụng như vật liệu xây dựng, vật liệu chế tạo, công nghệ năng lượng, phần mềm ứng dụng... sẽ tác động không nhỏ đến phương thức quản lý, xu hướng đầu tư hạ tầng giao thông thế giới nói chung và nước ta nói riêng.

Quyết tâm xứng đáng với trọng trách


Học sinh huyện Xín Mần (Hà Giang) đi trên cây cầu mới xây thay cho cầu treo tạm
theo chương trình xây dựng cầu kiên cố cho vùng cao, miền núi khó khăn.

Những đòi hỏi của thời cuộc, đòi hỏi Đảng bộ Bộ GTVT cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp. Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, trách nhiệm nêu gương ngang tầm nhiệm vụ, tạo môi trường, điều kiện, khuyên khích đổi mới sáng tạo. Xây dựng cơ chế bảo vệ cán bộ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật của Đảng, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Song hành với đó là cần đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm về GTVT đồng bộ, hiện đại, phát triển cân đối hài hòa giữa các phương thức vận tải, bảo đảm quốc phòng an ninh, an sinh xã hội. Hoàn thiện các cơ chế chính sách để huy động tối đa mọi nguồn lực khác để đầu tư phát triển, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm hoạt động giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, tiết kiệm và thân thiện môi trường; phát triển vận tải và dịch vụ logistics theo hướng hiện đại với chất lượng ngày càng nâng cao. Chủ động tiếp cận, ứng dụng và làm chủ khoa học, công nghệ.

Để thực hiện những phương hướng này, Đảng bộ Bộ GTVT đã đặt ra mục tiêu tổng quát là xây dựng Đảng bộ và các cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành GTVT, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,

Trong đó, mục tiêu cụ thể được xác định là kiên trì thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kiện toàn kịp thời các tổ chức cơ sở đảng phủ hợp với việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của tổ chức đảng, nhất là cấp cơ sở và chi bộ.

Cùng với đó là xây dựng hệ thống dữ liệu công tác quản lý cán bộ, đảng viên về tư tưởng, đạo đức, tổ chức, đánh giá nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên từ chi bộ đến Đảng ủy Bộ GTVT.

Dồn tổng lực để tạo đột phá

Lãnh đạo Đảng ủy Bộ GTVT cho biết, đến năm 2025, mục tiêu được xác định là hoàn thành 11 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017; Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, đầu tư các công trình giao thông trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn, các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ quan trọng, đầu tư nâng cấp cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không trọng điểm, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển, chuẩn bị đầu tư một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt kết nối đồng bộ hệ thống giao thông và các khu kinh tế, cảng biển lớn

Mặt khác, cần tiếp tục tái cơ cấu thị phần vận tải, ưu tiên phát triển vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa, vận tải ven biển và vận tãi biển nội địa, nâng cao chất lượng và thị phần vận tải hàng không, đường sắt, giảm tỷ trọng vận tải đường bộ. Nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng vận tải hành khách công cộng trong các đô thị lớn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động kết nổi vận tải đa phương thức và phát triển dịch vụ logistics, giảm chi phí vận tái và chỉ phí logistics trên 20% so với năm 2020, phấn đấu đạt và duy trì Chỉ số hoạt động logistics (LPI) trong nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, nâng cao an toàn của kết cấu hạ tầng, phương tiện và xây dựng văn hoá giao thông an toàn cho mọi người dân, phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông bình quân từ 5 đến 10% hàng năm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương khắc phục ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm và các đô thị lớn.

Thực hiện có hiệu quả các quy định bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động môi trường trong hoạt động xây dựng, khai thác và bảo trì các công trình kết cấu hạ tầng giao thông. Kiểm soát chặt chẽ và giảm thiểu phát thải ở nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác phương tiện giao thông. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong GTVT.

Để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, Đảng bộ Bộ GTVT đặt ra một số chỉ tiêu chủ yếu nổi bật như: 100% đảng viên trong toàn Đảng bộ Bộ GTVT học tập, nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; 100% các đảng bộ, chi bộ xây dựng chương trình hành động nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và Nghị quyết cấp ủy các cấp.

Phấn đấu hằng năm có khoảng trên 80% tổ chức đàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; trong đó có 20% tổng số Đảng bộ, Chi bộ "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" trên 80% đảng viên được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên; trong đó có 20% dàng viên "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Đồng thời tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị và nhận thức về Đảng cho trên 3.000 quần chúng ưu tú. Trong nhiệm kỳ toàn đảng bộ kết nạp từ 1.500 đảng viên mới trở lên.

Đặc biệt là duy trì chỉ số hoạt động logistics ở nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm về sản lượng vận tải hàng hóa là 6,7%, hành khách là 8%, chi phí logistics xuống dưới 18% GDP. Giảm tai nạn giao thông từ 5-10% hằng năm cả về số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông. Đến năm 2025, lượng phát thải khí nhà kính trong hoạt động giao thông vận tải tại Việt Nam thấp hơn so với kịch bản phát triển thông thường. Phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kể hoạch hằng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2026.

Phản hồi

Các tin khác