Sóc Trăng quyết liệt trong thực hiện phòng, chống tham nhũng

Trong đó, tỉnh đặc biệt chú trọng hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ và xác định đây là một trong những nhóm giải pháp PCTN. Hiện nay, 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện đã ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức biên chế và tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tính đến nay, có 20 sở, ban ngành và 11 huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 268 CBCC.

Chất lượng đội ngũ CBCC ngày càng được nâng cao cả về trình độ, năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đến kỹ năng quản lý, điều hành, bảo đảm cơ cấu... Kỷ cương, kỷ luật hành chính được duy trì, đạo đức công vụ được đề cao. Công tác chấn chỉnh lề lối làm việc và nâng cao ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ trong hoạt động công vụ được triển khai thực hiện khá tốt.

Bên cạnh đó, Sở Nội vụ thường xuyên kiểm tra công tác nội vụ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm hạn chế, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm. Các cấp, các sở, ban ngành triển khai thực hiện công khai, minh bạch ở hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động của mình. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong PCTN.


Tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm đào tạo và thực hiện tốt công tác tổ chức, cán bộ. (Ảnh: C.H)

Nhằm nâng cao chất lượng thực thi công vụ để thực hiện nhiệm vụ PCTN, đồng chí Trần Phước Vĩnh - Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng, cần phải tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý CBCC phù hợp với hệ thống công vụ chuyên nghiệp, hiện đại đồng thời minh bạch trong quản lý. Đồng thời, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách. Đặc biệt, cần đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và quản lý CBCC đảm bảo công khai, minh bạch là một trong các giải pháp thiết yếu nhằm kiềm chế, chống nạn tham nhũng. Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá CBCC, có cơ chế khả thi đưa ra khỏi công vụ những CBCC không có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ và tuyển chọn những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn phù hợp với từng vị trí việc làm cụ thể.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và quan tâm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với CBCC.

Phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra; tập trung chỉ đạo, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, các cá nhân, tập thể suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Cùng với đó là khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có hiệu quả trong công tác PCTN. Có như vậy mới ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả.


Phản hồi

Các tin khác