Thi đua phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2025
Đường nông thôn mới Châu Bình, huyện Giồng Trôm. Ảnh: Thu Huyền

Đường nông thôn mới Châu Bình, huyện Giồng Trôm. Ảnh: Thu Huyền

Huy động nguồn lực, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị: phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn trong 5 năm 2021 -  2025 đạt 130 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 27%. Hoàn thành công nhận 8 đô thị loại V. Tập trung xây dựng các tiêu chuẩn đô thị loại I đối với TP. Bến Tre, tiêu chuẩn đô thị loại III (các thị trấn: Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam), tiêu chuẩn đô thị loại IV (thị trấn: Thạnh Phú, Chợ Lách) đạt trên 70% tiêu chuẩn quy định.

Phát triển nguồn nhân lực: phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ trong hàng ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước; trong đó, ưu tiên cho lực lượng tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Nghiên cứu và triển khai thực hiện chính sách nhân tài, quy định các chế độ, chính sách liên quan đến việc phát hiện, tuyển chọn, tiến cử, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có chính sách thu hút các nhà khoa học trình độ cao tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học - công nghệ.

Thực hiện theo 2 phương thức sau: Người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua. Xây dựng “điển hình”, học tập “điển hình”, bắt kịp “điển hình”, vượt qua “điển hình”.

Xây dựng kế hoạch phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua: các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung thi đua nêu trên để xây dựng kế hoạch phát động và thực hiện phong trào thi đua hàng năm, giai đoạn. Kế hoạch phải xác định nội dung thi đua trọng tâm, cụ thể, những việc làm khó; các tiêu chí thực hiện thi đua phải được lượng hóa, giao chỉ tiêu cho từng tập thể, cá nhân, thời gian thực hiện phải thể hiện được thời điểm bắt đầu và kết thúc, có giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện. Tùy theo cấp phát động, hình thức, phạm vi, quy mô tổ chức phong trào thi đua để xác định đối tượng tham gia thi đua cho phù hợp (tùy từng phong trào thi đua mà có đối tượng thi đua khác nhau).

Tổ chức phát động và ký kết, đăng ký thực hiện thi đua: căn cứ đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị, địa phương, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức lễ phát động thi đua và tổ chức “ký giao ước thi đua” giữa các tập thể; “đăng ký thi đua” giữa các cá nhân tại lễ phát động để công khai việc triển khai phong trào, tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ, động viên mọi người tích cực hưởng ứng. Phát huy vai trò người đứng đầu trong công tác chỉ đạo triển khai, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện phong trào đã phát động. Đối với đợt thi đua dài ngày phải định kỳ tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm. Kết thúc đợt thi đua tiến hành đánh giá, tổng kết, lựa chọn khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua.

 Phổ biến, tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến: tuyên truyền thường xuyên, liên tục về nội dung và ý nghĩa của phong trào thi đua để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, DN và nhân dân hiểu đúng, nhận thức sâu, đồng thuận cao, tích cực hưởng ứng thực hiện. Đổi mới nội dung, hình thức, tăng thời lượng chuyên mục phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, chuyên mục trên Báo Đồng Khởi, hệ thống truyền thanh huyện, xã để phổ biến, tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, các điển hình tiên tiến.

Phát hiện, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến: chủ động xác định các nhân tố cần xây dựng điển hình tiên tiến, tạo mọi điều kiện để các nhân tố sớm trở thành điển hình; hoặc có biện pháp cụ thể hướng dẫn, động viên để các nhân tố tích cực đăng ký trở thành điển hình. Biểu dương, khen thưởng và có kế hoạch bồi dưỡng, nhân rộng, hỗ trợ về tinh thần, giải pháp kỹ thuật và điều kiện vật chất để các điển hình tiếp tục phát huy khả năng và sức sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống. Tổ chức “Thi đua cùng điển hình tiên tiến” để nâng cao chất lượng, giá trị, tác dụng của phong trào thi đua. Xây dựng, tổ chức hoạt động các mô hình “Câu lạc bộ điển hình tiên tiến”, làm nòng cốt và tạo nguồn báo cáo viên, tuyên truyền viên từ những điển hình tiên tiến, để tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm tới các tổ chức, đối tượng cùng chuyên môn, lĩnh vực, ngành nghề.../.

Phản hồi

Các tin khác