Đồng Nai: Nhiều ý kiến góp ý cho dự thảo văn kiện
Các đại biểu góp ý tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình đại hội đại biểu lần thứ XIII  của Đảng (Ảnh: Báo Đồng Nai)

Các đại biểu góp ý tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo Văn kiện

trình Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng. (Ảnh: Báo Đồng Nai)



Ngày 10/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Đồng Nai
 đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng nhiệm kỳ 2020-2025.

Tại Hội nghị, hầu hết các ý kiến đóng góp vào dự thảo các Văn kiện đều thống nhất cao với dự thảo; đồng thời cho rằng, các dự thảo Văn kiện được trình tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đều được chuẩn bị công phu, chu đáo; đánh giá khách quan, toàn diện các thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội; các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Qua đó, đáp ứng được yêu cầu, mong đợi của toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân

Dự thảo các Văn kiện trình đại hội Đảng toàn quốc lần này cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những điểm còn hạn chế trong nhiệm kỳ về mọi mặt, nhất là những biểu hiện vi phạm đạo đức, lối sống, cũng như việc phải đưa ra xử lý nhiều cán bộ cấp cao của Đảng; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng…đều được chỉ rõ và nêu nguyên nhân vì sao có những hạn chế này. Đồng thời, đưa ra những giải pháp và các nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong tất cả các tầng lớp nhân dân…

Tại hội nghị, các đại biểu đóng góp ý kiến vào 9 nội dung lớn được nêu lên trong dự thảo các Văn kiện: các khâu đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế số, vấn đề cải cách hành chính; tinh giản biên chế, vấn đề hợp nhất, sáp nhập còn nóng vội cần phải có tổng kết, rút kinh nghiệm và nhiều nội dung liên quan…

Các ý kiến đóng góp tại Hội nghị sẽ được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp thu, tập hợp và gửi về Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục góp ý vào các Văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần XIII để văn kiện của Đảng khi thông qua nhanh chóng đi vào thực tiễn.

Các đại biểu góp ý tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình đại hội đại biểu lần thứ XIII  của Đảng (Ảnh: Báo Đồng Nai)

Các đại biểu góp ý tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảoVăn kiện

trình Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng. (Ảnh: Báo Đồng Nai)


Trước đó, chiều 9/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tại Hội nghị, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã được đầu tư, thể hiện tính khái quát cao, phản ánh ý chí, nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên và người lao động. Đồng thời, dự báo khái quát tình hình, thời cơ, thách thức và đề xuất các giải pháp phù hợp để triển khai thực hiện trong kỳ đại hội tới.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã đóng góp các ý kiến xung quanh 9 vấn đề lớn được đề cập trong nội dung Văn kiện báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lao động; nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ, phát triển kinh tế số; cải cách chính sách tiền lương tương xứng với năng suất lao động; đổi mới chính sách bảo hiểm thất nghiệp; phát triển thị trường lao động, hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế…

Các ý kiến đã phản ánh hoạt động công đoàn, đời sống công nhân và các chế độ, chính sách của người lao động. Nhiều ý kiến đề xuất cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước phù hợp với từng giai đoạn, để tổ chức Công đoàn ngày càng có điều kiện chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần tốt cho người lao động…Tất cả các lượt ý kiến đóng góp đều được tổng hợp gửi về Tổng LĐLĐ Việt Nam để nghiên cứu, đề xuất, bổ sung vào văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.

 

 

Phản hồi

Các tin khác