Kết quả bước đầu trong xây dựng chính quyền điện tử ở Bình Phước
Tr

Trung tâm điều hành thông minh (IOC ) tỉnh Bình Phước ra đời được ví như “viên gạch đầu tiên” đặt nền móng cho việc xây dựng “chính quyền số”. (Ảnh: Tường Vy)

Tận dụng hiệu quả những bước tiến của công nghệ

Tỉnh Bình Phước, xuất phát điểm còn nhiều hạn chế so với các tỉnh, thành trên cả nước, nên việc xây dựng Chính quyền điện tử là rất quan trọng, nhằm tận dụng những bước tiến của công nghệ, thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xác định rõ Nghị quyết 07 là chủ trương quan trọng, cấp bách trong công cuộc xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Để Nghị quyết 07 đi vào thực tiễn, cấp ủy đảng và các cơ quan, đoàn thể các cấp tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân và doanh nghiệp tích cực áp dụng công nghệ thông tin, thực hiện các thủ tục hành chính thông qua mạng Internet; thực hiện đồng bộ công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông; trên các trang mạng xã hội như trang Zalo “Bình Phước Today” và các các trang, nhóm Facebook của các cơ quan, đơn vị, địa phương…

Đến nay, tỉnh Bình Phước cơ bản hình thành mô hình chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan trên môi trường mạng. Cải thiện rõ rệt vị trí xếp hạng của tỉnh về chính quyền điện tử.

Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã triển khai thống nhất từ tỉnh đến xã, cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 1.879 tủ tục hành chính trong đó có 1.645 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (chiếm 87,55%). Hiện, Cổng dịch vụ công của tỉnh đã tích hợp, liên thông với công dịch vụ công quốc gia 1.096 thủ tục hành chính. Dịch vụ chứng thực điện tử đã triển khai bước đầu và tiếp tục được hoàn chỉnh quy trình, trang thiết bị. Việc triển khai ứng dụng tanh toán trực tuyến qua cổng Dịch vụ Công của tỉnh đã thực hiện có hiệu quả và tiếp tục mở rộng, cải tiến.

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của tỉnh đã liên thông ngang dọc 4 cấp hành chính Trung ương- tỉnh- huyện- xã. Toàn tỉnh cấp được 2.477 chứng thư ố của cá nhân, tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp xã. Các phần mềm đã tích hợp chức năng ký số và xây dựng app trên thiết bị di động. Tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi trên môi trường mạng giữa các cơ quan đạt trên 95%.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, phòng họp không giấy được triển khai từ cấp tỉnh tới cấp xã đạt 100%. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh đã triển khai trục tích hợp dữ liệu liên thông hệ thống văn bản LGSP và hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung.
Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) của tỉnh và 3 trung tâm cấp huyện (Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long) đã đi vào hoạt động và đã được kết nối liên thông với Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của Chính phủ. Song song đó, tỉnh đã triển khai các ứng dụng (App) tương tác của người dân với chính quyền như: Bình Phước Today, Công báo điện tử...

Năm 2026 cơ bản hoàn thành chính quyền số, kinh tế số và xã hội số

Xây dựng chính quyền số là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh. (Ảnh: HM)

Xây dựng chính quyền số là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự phát triển của tỉnh. (Ảnh: Tường Vy)

Bình Phước xác định mục tiêu đến năm 2026 cơ bản hoàn thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số trên địa bàn. Trong đó hoạt động của chính quyền cơ bản diễn ra trên không gian mạng, trên môi trường số và dữ liệu số. Các giao tiếp giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp cơ bản diễn ra trên không gian mạng. Quản lý xã hội số, đảm bảo cho các giao dịch trên không gian mạng an ninh, an toàn.

Hiện tại, tỉnh đã ban hành kiến trúc ICT phát triển địa phương thông minh tỉnh Bình Phước. Tiếp theo, tỉnh sẽ phê duyệt Đề án xây dựng địa phương thông minh tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó chú trọng đầu tư ở các lĩnh vực như: Hệ thống y tế thông minh; giáo dục thông minh; quy hoạch, quản lý đô thị; tài nguyên và môi trường; giao thông vận tải; nông nghiệp; du lịch… và các trung tâm điều hành thông minh cấp huyện phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo.

Bình Phước xác định 5 nhiệm vụ trong thời gian tới, đó là: Phát triển hạ tầng kỹ thuật, trong đó triển khai hệ thống mạng cáp quang, phủ sóng 4G, 5G trên toàn tỉnh; xây dựng cơ chế chính sách để phổ cập điện thoại thông minh, internet đến 100% các hộ dân trên địa bàn; nâng cấp trung tâm dữ liệu của tỉnh mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước.

Phát triển các hệ thống nền tảng dịch vụ công, y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử… phục vụ chuyển đổi số các lĩnh vực. Xây dưng hệ thống Cơ sở dữ liệu dùng chung, ưu tiên các cơ sở dữ liệu nền tảng phát triển Chính quyền số. Đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động của cơ quan Nhà nước, trong đó duy trì hoạt động Trung tâm Giám sát an toàn thông tin mạng.

Cùng với đó, tỉnh tổ chức phát triển nguồn nhân lực nhất là đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin… /..


Phản hồi

Các tin khác